Câu 1: Hãy nêu dự án thành công nhất mà bạn đã đạt được trong quá trình làm nhân viên sales tính đến thời điểm hiện tại?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn sales được sử dụng để nhà tuyển dụng đo lường về khả năng, nhiệt huyết,… của bạn với công việc này. Với câu hỏi này, bạn nên trả lời với phong thái, ngữ điệu tự tin, hào hứng khi nói về thành tích, dự án thành công của bạn.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Nêu rõ dự án của bạn là dự án gì, hoặc đó là vị trí gì, tại công ty/doanh nghiệp nào.
- Bạn thực hiện dự án đó trong bao lâu, giữ vai trò, vị trí nào trong dự án đó.
- Thành công cụ thể về dự án đó, ví dụ đạt doanh thu bao nhiêu, đạt thành tích như thế nào,…
Câu 2: Hãy nêu một thất bại lớn nhất mà bạn đã gặp phải? Từ thất bại đó bạn đã rút ra được bài học gì?
Ngược lại với câu hỏi phỏng vấn sales đầu tiên, câu hỏi này được sử dụng để đo lường, xem xét về sự khiêm tốn, trung thực, khả năng phục hồi – học hỏi của bạn như thế nào. Nếu bạn trả lời “Tôi chưa từng gặp dự án thất bại nào” có thể khiến bạn bị rớt khỏi buổi phỏng vấn.
Với câu hỏi này, bạn có thể lưu ý những vấn đề sau đây để trả lời:
- Bạn gặp phải thất bại đó trong tình huống nào? Thất bại đó về vấn đề gì (công việc, tiền bạc, tài chính,…).
- Khi gặp sự cố thất bạn đó bạn đã làm như thế nào?
- Thất bại đấy để lại cho bạn bài học gì?
Câu 3: Bạn đã học hỏi những kỹ năng bán hàng của mình từ những nguồn kiến thức nào?
Câu hỏi phỏng vấn sales này được nhà tuyển dụng đặt ra để xem xét về khả năng học hỏi, sự cầu tiến và luôn muốn phát triển của bản thân bạn như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể nêu từ 1 – 3 nguồn kiến thức mà bạn đã hoặc đang học hỏi. Với câu hỏi này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Lựa chọn những kênh mà bạn đã/đang học tập, học hỏi về kiến thức, kỹ năng bán hàng.
- Nếu là kênh online như mạng xã hội, bạn đã xem những kênh nào, xem của ai,…
- Nếu bạn học hỏi từ sách, bạn có thể nêu 3 – 5 đầu sách mà bạn đã hoặc đang đọc.
- Nêu ngắn gọn về những kiến thức, kỹ năng mà bạn tích lũy từ những nguồn kiến thức đó.
Câu 4: Bạn thường sử dụng quy trình nào để có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng và bán thành công?
Quy trình bán hàng chính là các bước – trình tự mà bạn sẽ thực hiện từ khi có thông tin khách hàng đến khi chốt được đơn hàng. Thông thường, các bạn nhân viên sales mới sẽ chưa thể có được quy trình bán hàng hoàn chỉnh bởi còn khá ít kinh nghiệm.
Do đó, với câu hỏi này, những bạn chưa có kinh nghiệm, bạn nên tìm hiểu một số quy trình bán hàng điển hình từ các nguồn tài liệu. Hãy thẳng thắn thừa nhận về sự thiếu sót kinh nghiệm nhưng bạn vẫn thể hiện được sự ham học hỏi của mình.
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm, nên lựa chọn một quy trình tiêu biểu mà bạn đã áp dụng và thành công. Lưu ý rằng, bạn có thể lấy một ví dụ thực tế từ các công việc trước đó để quy trình bán hàng của bạn chân thực và ghi điểm tốt hơn đối với nhà tuyển dụng.
Câu 5: Theo bạn, để trở thành Sales giỏi, bạn sẽ cần có những kỹ năng then chốt nào?
Có rất nhiều kỹ năng khác nhau mà khi làm một nhân viên sales cần rèn luyện để trở nên thành công hơn. Với câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về việc bạn có thực sự hiểu về ngành sales cũng như những vấn đề liên quan hay không.
Để câu trả lời của mình được độc đáo và rõ ràng hơn, bạn không nên trả lời theo dạng liệt kê một danh sách theo những kỹ năng, câu trả lời mẫu. Thay vào đó, bạn có thể phân nhóm các kỹ năng này. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể thể hiện được khả năng tư duy của mình. Ví dụ như:
- Nhóm kỹ năng chuyên môn cần thiết: Kiến thức liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp,…
- Nhóm kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục khách hàng,…
- Nhóm kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc: Kỹ năng Marketing, kỹ năng công nghệ,…
Câu 6: Làm thế nào để bạn nhận biết có nên theo đuổi tiếp/từ bỏ một khách hàng?
Không phải khách hàng nào cũng sẽ phù hợp để bạn theo đuổi quá trình bán hàng. Câu hỏi phỏng vấn sales này được nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá về khả năng nhìn nhận về tiềm năng khách hàng của bạn. Do đó, bạn có thể trả lời câu hỏi này dựa trên một số gợi ý, lý do để từ bỏ việc theo đuổi khách hàng như sau:
- Khi những sự mong muốn, đòi hỏi của khách hàng ảnh hưởng đến tiêu chuẩn về đạo đức, pháp lý, hình ảnh của thương hiệu, doanh nghiệp.
- Do thời gian, nguồn lực hiện tại không thể cung cấp được các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng mà khách hàng mong muốn.
- Do thời gian, năng lực, nguồn lực cần thiết để duy trì cho quá trình bán hàng với khách hàng, hoặc do khách hàng không có được nguồn đầu tư tốt cho việc sở hữu sản phẩm.
- Do giao dịch không đảm bảo được tính lợi ích cho cả hai bên hoặc chỉ đem lại lợi ích cho một bên, đặc biệt khi bên chịu thiệt hại là bạn và doanh nghiệp.
Câu 7: Bạn thích hay không thích những vấn đề gì trong quá trình làm sales của mình tính đến thời điểm hiện tại?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn sales được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem bạn có thật sự yêu thích ngành nghề này hay không. Ngoài ra, câu hỏi này cũng được nhà tuyển dụng lựa chọn để xác định bạn có nhận định đúng về ngành sales hay không. Với câu hỏi này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Với mỗi vấn đề thích/không thích, bạn chỉ nên nêu từ 3 – 5 vấn đề mà bạn cảm thấy phù hợp với mình.
- Ở mỗi vấn đề, bạn có thể giải thích ngắn gọn về lý do vì sao bạn thích hoặc không thích điều đó.
Câu 8: Khi gặp phải sự từ chối từ khách hàng, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định về khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề của bạn như thế nào. Nếu bạn không đưa ra được câu trả lời, bạn có thể thất bạn trong buổi phỏng vấn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo những gợi ý ngắn gọn sau:
- Khi gặp sự từ chối, đầu tiên bạn sẽ đồng tình với khách hàng.
- Thực hiện một số biện pháp qua giao tiếp, cử chỉ để giúp làm giảm sự căng thẳng trong cuộc đối thoại với khách hàng.
- Cố gắng tìm hiểu về những vấn đề mà khách hàng không hài lòng, thoải mái với sản phẩm là gì.
- Nếu khách hàng hiểu sai về những vấn đề đó, bạn nên thực hiện giải thích lại cho khách hàng và xin lỗi vì chưa tư vấn rõ ràng trước đó.
- Nếu sản phẩm vẫn không đáp ứng được mong muốn của khách hàng, bạn sẽ giới thiệu sản phẩm khác phù hợp hơn và xin lỗi, gửi lời chào đến khách nếu vẫn không có sản phẩm nào phù hợp.
Câu 9: Bạn sẽ xử lý như thế nào khi trong tháng làm việc, bạn không đạt được KPI doanh thu hoặc nhận được sự phàn nàn từ khách hàng?
Câu hỏi phỏng vấn sales này được nhà tuyển dụng đặt ra để xác định bạn có phải là một người thành thật hay không. Chắc chắn rằng, không phải ai cũng có thể hoàn thành KPI hoặc nhận được sự hài lòng của khách hàng 100% trong suốt quá trình làm sales của mình.
Với câu hỏi này, nhân viên sale sẽ cần trả lời thành thật, bình tĩnh về những điểm được và chưa được của mình. Bạn có thể dựa vào một số gợi ý như sau:
- Bạn đã không đạt được KPI hoặc nhận sự phàn nàn từ khách hàng trong tình huống nào?
- Cách bạn xử lý khi gặp tình huống đó. Ví dụ như trong trường hợp bạn không đạt KPI, bạn sẽ tự rút ra những điểm tốt và chưa tốt trong quá trình làm việc của mình.
- Từ những sự kiện đó, bạn đã rút ra được kinh nghiệm như thế nào, bạn đã làm gì để thay đổi trong những tháng tiếp theo hoặc trong khi tư vấn cho khách hàng tiếp theo.
Câu 10: Bạn thường sẽ sử dụng những cách nào để có thể tiếp cận được những mong muốn, nhu cầu của khách hàng?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn sales để nhà tuyển dụng kiểm tra thêm về kỹ năng chuyên môn của bạn như thế nào. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời 3 – 5 cách mà bạn thường thực hiện. Ví dụ như:
- Tham gia vào khảo sát về nhu cầu của khách hàng do doanh nghiệp đưa ra.
- Tổng hợp các insight từ những phân tích, số liệu của đội ngũ Marketing.
- Trong trường hợp được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bạn sẽ sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi.
Câu 11: Bạn sẽ là gì nếu xảy ra xung đột với những thành viên khác trong đội nhóm của mình?
Với lĩnh vực bán hàng, sự cạnh tranh là điều không thể tránh. Để có thể phát triển, các nhân sự trong cùng một nhóm kinh doanh vừa phải có sự cộng tác với nhau, vừa phải có sự phấn đấu của mỗi cá nhân. Điều này rất dễ xảy ra các xung đột khi lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng.
Câu hỏi phỏng vấn sales này được đặt ra để nhìn nhận về khả năng xử lý vấn đề của bạn. Với câu hỏi này, bạn nên trả lời trung thực thẳng thắn. Hãy nêu ra 1 tình huống cụ thể và cách bạn đã xử lý trong tình huống đó. Ví dụ làm dịu tình huống trước, nhờ đến sự hòa giải của bên thứ 3,…
Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sales sắp tới của mình. Đừng quên luôn giữ thái độ tự tin, chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự tại buổi phỏng vấn của mình. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng.