1- Logistics là gì?
Logistics được hiểu đơn giản là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ khắp mọi nơi đến tay người tiêu dùng. Đây là lĩnh vực và ngành nghề đang rất phát triển tại Việt Nam.
Công việc ngành logistics rất đa dạng và có nhiều vị trí công việc khác nhau để bạn lựa chọn. Trong đó trách nhiệm chính của người làm logistics là lên kế hoạch, điều phối, kiểm tra và kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa, thời gian vận chuyển, thông tin sản phẩm và sự di chuyển của hàng hóa. Dịch vụ logistics chỉ thực sự hiệu quả khi công ty quan tâm đến chất lượng, thời gian, giá cả dịch vụ và phải không ngừng phát triển dịch vụ.
Ngoài dịch vụ vận chuyển, nghề logistics còn liên quan đến các nghiệp vụ khác như giao nhận, kho bãi, lưu trữ, đóng gói, xử lý hàng bị hư hỏng,… Bởi vậy vai trò của logistics ngày càng được coi trọng vì có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận.
2- Mô tả công việc logistics
Logistics có nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng có thể tóm gọn trong ba mảng chính là vận chuyển, kho bãi và giao nhận. Đây cũng chính là ba mảng mạnh nhất của ngành logistics.
Về cơ bản người làm nghề logistics sẽ thực hiện các công việc điển hình sau:
+ Xử lý các thủ tục vận tải bao gồm thủ tục hải quan, giải quyết các vấn đề vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển, xử lý việc bốc dỡ hàng hóa.
+ Xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường thủy và các vấn đề về vận tải khác.
+ Cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
+ Cung cấp các dịch vụ bốc xếp, nâng dỡ hàng hóa từ tàu, xe, container.
+ Thực hiện việc tiếp nhận và lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin vận chuyển, xử lý các vấn đề phát sinh, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, xử lý vấn đề hàng tồn kho, hàng bị trả lại,…
+ Hỗ trợ khách hàng các dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật, các dịch vụ thương mại về bán buôn, bán lẻ,…
3- Những khó khăn khi làm nghề logistics
3.1- Phải đáp ứng nhiều chỉ tiêu KPI
Nếu làm logistics trong các công ty đa quốc gia bạn sẽ phải đáp ứng được rất nhiều chỉ số KPI khác nhau. Bởi vì các công ty này thường sử dụng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau nên sẽ có những KPI tương ứng với từng hệ thống.
Ngoài KPI trên hệ thống riêng thì còn có KPI cho những nhiệm vụ riêng. Với đặc điểm có nhiều văn phòng trên khắp thế giới nên yêu cầu về update thông tin rất nghiêm ngặt. Nếu thông tin không được update đúng thời điểm các bên liên quan sẽ không nhận được để thi hành, dễ dẫn tới rủi ro.
3.2- Nhiều quy định
Với các công ty logistics có văn phòng ở nhiều nước khác nhau thì họ phải có một bộ quy định chung cho tất cả các văn phòng. Nếu như văn phòng nào cũng làm theo quy định riêng thì công ty sẽ hoạt động không theo một nguyên tắc nào. Trụ sở chính cũng không thể theo dõi hoạt động tại các văn phòng chi nhánh tại các nước khác được.
3.3- Thường xuyên làm ngoài giờ
Đây là việc rất thường gặp khi làm nghề logistics. Họ phải đảm bảo xuất hàng đi đúng thời gian. Nhất là trong các dịp nghỉ lễ, nhu cầu mua sắm lớn nên khối lượng công việc của các công ty logistics cũng vô cùng lớn. Nếu không thể xử lý trong giờ hành chính họ bắt buộc phải làm thêm giờ.
3.4- Chênh lệch múi giờ
Đối tác, khách hàng của công ty logistics thường ở nước ngoài. Vì vậy chênh lệch múi giờ là khó khăn phổ biến của nghề logistics. Thường thì giờ hành chính tại Việt Nam lại là giờ nghỉ ngơi tại nước ngoài. Nên bạn sẽ khó nhận được sự thiện cảm từ các đại lý nước ngoài.
3.5- Tính cạnh tranh cao
Hiện tại rất nhiều đơn vị logistics đang hoạt động. Bởi vậy làm việc trong ngành này bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Vấn đề phá giá rất thường xảy ra. Thậm chí khi đã tìm được khách hàng rồi còn bị tranh mất.
3.6- Phải có kiến thức rộng và có khả năng ứng phó linh hoạt
Để khách hàng tin tưởng, hợp tác với bạn, giao cho bạn những lô hàng cả tỷ đòi hỏi bạn phải chứng minh được độ tin cậy và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Sẽ không có khách hàng nào muốn làm việc với một nhân viên logistics cái gì cũng không biết, phải đợi hỏi sếp. Do đó bạn sẽ phải học và tìm hiểu các kiến thức liên quan để thuyết phục khách hàng làm việc lâu dài cùng bạn.
3.7- Trách nhiệm lớn
Khi khách hàng quyết định làm việc với bạn nghĩa là họ xem bạn như một chuyên gia. Mọi vấn đề họ sẽ tìm đến bạn, từ chứng từ cho đến giải quyết các sự cố. Bởi vậy trách nhiệm của một nhân viên logistics rất lớn. Bạn sẽ phải sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
3.8- Áp lực công việc lớn
Trong nghề logistics, tốc độ và thời gian là những vấn đề rất quan trọng. Thời gian gấp gáp, hàng hóa phải giao đúng hạn nên áp lực công việc của người làm nghề này rất lớn. Bởi vậy để làm logistics bạn cần có khả năng chịu áp lực công việc tốt.
4- Những tố chất để thành công với nghề logistics
Cho dù làm nghề nào bạn cũng cần có những tố chất nhất định để đạt được thành công. Với nghề logistics bạn sẽ phải có các tố chất quan trọng sau:
4.1- Có khả năng quan sát toàn diện
Làm logistics bạn phải lường trước được những gì xảy ra, từ khâu đóng gói, vận chuyển đến giao hàng. Bạn cần có cái nhìn bao quát từ đầu đến cuối, lên kế hoạch cho mọi việc, có kế hoạch dự phòng để tránh được những rủi ro không đáng xảy ra.
4.2- Khả năng thích ứng nhanh chóng
Công việc logistics ngày càng phức tạp, thị trường cũng thay đổi liên tục. Bởi vậy để thành công với nghề logistics bạn cần có khả năng thích ứng tốt và xử lý linh hoạt khi phải đối mặt với khó khăn trong công việc.
4.3- Luôn bình tĩnh
Môi trường làm việc ngành logistics có nhịp độ rất nhanh. Mỗi việc đều phụ thuộc vào việc trước đó có được thực hiện tốt hay không. Nên áp lực là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy làm nghề logistics bạn cần giữ được sự bình tĩnh để luôn tỉnh táo và sáng suốt khi đưa ra quyết định.
4.4- Giải quyết vấn đề hiệu quả
Bạn cần biết vận dụng nhiều khía cạnh, thông tin khác nhau để phân tích mọi việc và xử lý vấn đề hiệu quả nhất. Nếu muốn thành công và chuyên nghiệp hơn nhất định bạn phải có khả năng xử lý vấn đề tốt.
4.5- Trung thực
Những lời nói dối trằng trợn về nguyên nhân giao hàng chậm rất thường thấy trong ngành logistics. Thế nhưng cứ mãi gian dối trong thời gian dài bạn sẽ khiến việc kinh doanh đi xuống. Lâu dần bạn sẽ đánh mất lòng tin của khách hàng. Bởi vậy cách tốt nhất là hãy luôn trung thực với khách hàng và xử lý tận gốc những yếu kém đang tồn tại.
4.6- Sáng tạo và đổi mới
Để trở lên vượt trội bạn cần liên tục đổi mới và sáng tạo. Luôn tập trung vào việc nâng cao chuyên môn, cải tiến kỹ thuật sẽ giúp bạn tìm ra rất nhiều cơ hội mới. Chỉ có liên tục cải thiện quy trình bạn mới không ngừng phát triển.
4.7- Kỹ năng quản lý
Môi trường làm việc căng thẳng, khối lượng công việc lớn, áp lực công việc cao là những điều bạn sẽ gặp phải khi làm logistics. Bởi vậy bạn cần có kỹ năng quản lý tốt để không bị những căng thẳng, áp lực trên ảnh hưởng đến năng suất công việc của bạn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về những khó khăn của nghề logistics. Quả thực logistics là một lĩnh vực lớn, với nhiều cơ hội việc làm phong phú. Vì vậy đừng để những khó khăn khiến bạn chùn bước. Nếu bạn thích nghề logistics hãy nỗ lực học hỏi và rèn luyện, chắc chắn những khó khăn đó không thể cản trở bạn đến với thành công.
Nếu bạn đang tìm kiếm công việc liên quan đến ngành nghề Logistic tại Richy thì hãy ứng tuyển ngay nhé. Hiện Richy đang có rất nhiều vị trí tại 3 miền Bắc - Trung - Nam để ứng viên lựa chọn phù hợp.