Bộ câu hỏi phỏng vấn khi ứng tuyển vào vị trí kế toán nội bộ “đắt giá” nhất 23/01/2024 - 09:20 AM 23 lượt xem Cỡ chữ 1. Câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ thường gặp Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân? Thông thường, khi bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân trước khi tiếp tục các câu hỏi chuyên môn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được các thông tin cơ bản và đánh giá phần nào điểm nổi bật trong phần giới thiệu bản thân của ứng viên. Gợi ý trả lời: Trước khi bắt đầu giới thiệu về bản thân, bạn nên gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội tham gia vào buổi phỏng vấn. Điều này khiến cho họ thấy được tôn trọng và dành lời đánh giá tích cực cho bạn. Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn cho thấy bạn là ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Với câu hỏi hay gặp này, hãy trả lời ngắn gọn các thông tin cá nhân cơ bản như: Họ tên, tuổi, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm và đặc biệt là nguyện vọng với vị trí đang ứng tuyển. Bạn từng đảm nhận vị trí kế toán nội bộ trong thời gian bao lâu? Thành tích đã đạt được là gì? Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được kinh nghiệm và thành tích của ứng viên ở vị trí kế toán nội bộ. Từ đó, đánh giá về trình độ của ứng viên có phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang cần hay không. Gợi ý trả lời: Bạn hãy trả lời đúng về kinh nghiệm làm việc của bản thân. Nếu chưa có thì bạn nên đưa ra một số kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương, hoặc bạn đã từng tiếp xúc với vị trí này khi đi thực tập để nhà tuyển dụng thấy được bạn có khả năng phù hợp việc làm kế toán nội bộ. Còn với các ứng viên vững kinh nghiệm, hãy nêu rõ thời gian đảm nhận công việc đó tại đơn vị cũ. Đồng thời, đưa ra các thành tích nổi bật nhất để chắc chắn rằng bạn chính là ứng viên thích hợp nhất. Hãy cho biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về bạn. Những điểm mạnh của bạn có giúp ích gì cho vị trí kế toán đang tuyển dụng? Điểm yếu có khiến bạn gặp khó khăn với công việc không? Gợi ý trả lời: Câu hỏi về điểm yếu, điểm mạnh là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của mình và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là ứng viên sáng giá nhất. Bạn nên trả lời thật khéo léo, đưa các điểm mạnh giúp ích cho vị trí công việc như: bạn là người cẩn thận, yêu thích và nhạy bén với những con số,,... Còn khi nói về điểm yếu, bạn hãy nêu một vài điểm yếu nhỏ và cách khắc phục chúng. Với câu trả lời thuyết phục, chắc chắn bạn sẽ ghi điểm ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn? Đây là một câu hỏi mang tính chất mở rộng với mục đích chứng minh khả năng tiếp thị của bạn về bản thân mình. Nếu trả lời không đúng trọng tâm thì “giá trị” của bạn rất dễ bị hạ thấp. Gợi ý trả lời: Hãy nghĩ chính bạn là một sản phẩm và cần giải thích tại sao khách hàng nên mua nó. Bạn phải giới thiệu cho khách hàng (người phỏng vấn) biết về sản phẩm (bản thân bạn), họ sẽ có lợi ích gì khi chọn sản phẩm? Tại sao họ phải lắng nghe lời mời chào của bạn. Hãy trả lời rằng bạn sở hữu đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc và giải quyết các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải ở vị trí này. Bạn không nên trả lời theo hướng cho thấy sự không quả quyết của bản thân và không thuyết phục được nhà tuyển dụng như: “Tôi đã đọc thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp và tôi nghĩ bản thân mình có thể làm công việc đó” hay “ tôi là người làm việc chăm chỉ ”,... Việc làm kế toán nội bộ có những khó khăn gì? Bạn đã khắc phục ra sao? Đối với dạng câu hỏi như thế này, nhà tuyển dụng có hai mục tiêu. Thứ nhất là họ muốn biết về kiến thức cá nhân của bạn, liệu bạn có thấy được các việc làm chưa hoàn hảo của chính mình hay không? Bạn có nhận ra đâu là ưu, nhược điểm của mình không? Và thứ hai, họ muốn biết bạn thuộc tuýp người nào, liệu có phải là người sẵn sàng đối đầu với khó khăn hay là chỉ biết tránh né. Gợi ý trả lời: Bạn hãy nêu ra 1 đến 2 khó khăn ở vị trí kế toán nội bộ thường gặp thay vì kể ra hàng loạt. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không ưu tiên một ứng viên liên tục gặp khó khăn trong công việc. Khi nêu khó khăn, bạn hãy nêu cách khắc phục của bản thân khi giải quyết vấn đề mà không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc. Bên cạnh đó, hãy khéo léo thêm vào câu trả lời bài học mà bạn rút ra từ khó khăn đó. Bạn từng sử dụng phần mềm kế toán nào? Có thể nói câu hỏi này chính là câu hỏi làm nền cho câu hỏi tiếp theo của nhà tuyển dụng: Bạn đánh giá thế nào về những phần mềm đó? Cái nào tốt nhất? Thông qua những câu hỏi này, họ sẽ đánh giá liệu bạn thật sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực này không hay là bạn đang có những kiến thức chung chung hoặc sáo rỗng về những phần mềm kế toán chuyên dụng. Gợi ý trả lời: Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này tùy theo khả năng giao tiếp của mỗi ứng viên. Nếu bạn đã từng làm việc với các phần mềm kế toán thì hãy liệt kê chính xác tên những phần mềm đó. Còn nếu chưa biết về chúng thì bạn nên nhắc đến kĩ năng tin học văn phòng như word, excel để tạo được ấn tượng tốt hơn trong quá trình phỏng vấn. Kế toán nội bộ chuyên nghiệp cần kỹ năng gì? Nhà tuyển dụng đang muốn test thử xem mức độ hiểu và thạo công việc của bạn đến đâu. Qua đó, biết được bạn đã chuẩn bị các kỹ năng nào để đáp ứng cho vị trí kế toán nội bộ. Gợi ý trả lời: Trên thực tế, kế toán nội bộ yêu cầu nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó, bạn không nên trả lời câu hỏi này quá máy móc, rập khuôn có sẵn mà hãy tập trung vào các kỹ năng nổi bật chất. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn tự nhiên và hiệu quả hơn. Bạn có thể đề cập đến sự nhanh nhạy, sự tỉ mỉ và cẩn thận, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tư duy logic,... Lý do bạn nghỉ việc công ty cũ và ứng tuyển vào đơn vị chúng tôi? Đây là câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi tuyển dụng việc làm đòi hỏi ứng viên phải trả lời khéo léo. Nếu không, những câu trả lời trước đó sẽ “đổ sông đổ biển”. Gợi ý trả lời: Hãy cố gắng đưa ra câu trả lời tích cực, tuyệt đối không được nói lời chê bai công ty cũ, phàn nàn về chế độ và lương thưởng, công việc áp lực hay mâu thuẫn với đồng nghiệp, sếp,... Câu trả lời về lý do nghỉ việc ở đơn vị cũ sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá thái độ của bạn. Bạn có thể đưa ra một vài lý do khách quan như: muốn thử sức trong môi trường làm việc mới, vì một số sự cố và kế hoạch riêng nên không thể tiếp tục công việc, công ty cũ xa nên không thuận tiện đi lại,... 2. Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ khác Ngoài các câu hỏi ở trên, còn có rất nhiều câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng sử dụng để phỏng vấn ứng viên. Hãy tiếp tục tham khảo một số câu hỏi sau, tự gạch ý, tìm kiếm câu trả lời phù hợp để gây ấn tượng với doanh nghiệp đang ứng tuyển nhé. Yếu tố nào quan trọng nhất khi làm kế toán nội bộ? Mục tiêu nghề nghiệp trong những năm tiếp theo của bạn là gì? Bạn có xác định theo nghề kế toán lâu dài không? Bạn biết gì về doanh nghiệp chúng tôi? Bạn làm cách nào để hạn chế sai sót trong công việc? Nếu tài khoản của doanh nghiệp không cân đối, bạn giải quyết ra sao? Công việc chính của một kế toán nội bộ là gì? Hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán nội bộ? Bạn sử dụng tiêu chí nào để đánh giá độ tin cậy của thông tin tài chính nhận được? Để trả lời tốt các câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp trên website, các bài đánh giá, hay thậm chí là tham khảo thông tin từ những người đi trước. Về trang trước Gửi email In trang Tweet