EN

Người tiêu dùng cần làm gì khi mua nhầm sản phẩm nhái ?

12/03/2024 - 02:19 PM 4 lượt xem

Đầu tiên, khi mua nhầm hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán hàng cho mình yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường, đồng thời thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường/cơ quan công an nơi gần nhất.

Trường hợp hai bên phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng nên làm đơn tố cáo kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan Quản lý thị trường/cơ quan công an nơi gần nhất để yêu cầu xử lý.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, những hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bị nghiêm cấm, nếu vi phạm thì tùy theo tính, mức độ vi phạm mà bị khiếu nại, tố cáo, bị khởi kiện, bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp và có quyền yêu cầu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả; trường hợp có phát sinh tranh chấp thì có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP tùy từng mức độ hành vi vi phạm mà có thể phạt tiền, tịch thu hàng hóa, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh.

Ngoài quy định về xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng như sau:

"Điều 162. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng."

Hoặc cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng hóa quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

"Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh 

 1.   Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị  phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 2.   Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a)  Có tổ chức;
b)  Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d)  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4.  Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan khắp nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước, đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng phải cẩn thận trong việc lựa chọn loại hàng hóa, sản phẩm cần mua và nên tìm kiếm địa điểm mua hàng hóa đáng tin cậy.

Tin tức cùng chuyên mục

Xem tất cả
Quy định và xử phạt trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
Một số quy định của pháp luật về hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái theo khoản 8, Điều 3, nghị định 185/2013/NĐ-CP
Xem chi tiết